7 lăng tẩm Huế thờ vua triều Nguyễn nổi tiếng và có kiến trúc độc đáo nhất
top of page
Search

7 lăng tẩm Huế thờ vua triều Nguyễn nổi tiếng và có kiến trúc độc đáo nhất

Lăng tẩm Huế là hệ thống những công trình kiến trúc độc đáo đạt đến đỉnh cao nghệ thuật xây dựng dưới triều nhà Nguyễn. Đây không chỉ là di tích lịch sử mà còn là biểu tượng xứ Huế, trở thành những nơi hút khách du lịch bậc nhất cố đô. Huế không chỉ nổi tiếng là vùng đất thơ mộng, hữu tình mà còn cuốn hút - bởi bí ẩn từ các khu lăng tẩm Huế. Nơi an nghỉ của những vị vua triều Nguyễn - hút khách du lịch nhờ kiến trúc tinh xảo và đậm chất nghệ thuật, gắn liền với nhiều câu chuyện thú vị và ý nghĩa.

Một góc nhìn kinh thành Huế


1. Tham quan lăng Gia Long

  • Nhắc đến lăng tẩm Huế, chúng ta không thể bỏ qua lăng Gia Long. Nằm trong quần thể hệ thống lăng tẩm ở Huế, lăng Gia Long được xây dựng trong vòng 6 năm và có chu vi rộng đến gần 12.000 mét. Vì tọa lạc tại quần sơn Đại Thiên Thọ nên lăng Gia Long còn có tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng. Bao quanh lăng là những thế núi hùng vĩ, tráng lệ với ngọn Đại Thiên Thọ “bảo vệ” phía trước cùng 28 dáng núi nhỏ bao bọc tả hữu xung quanh. Không gian quanh lăng xanh mát và yên tĩnh, gợi nên nét trang nghiêm, uy nghi của vị vua nhà Nguyễn đầu tiên của Việt Nam.

Bao quát toàn cảnh Lăng Gia Long

  • Toàn bộ lăng được phân thành 3 khu vực khác nhau: Lăng tẩm của vua và hoàng hậu nằm ở vị trí trung tâm. Điện Minh Thành nằm bên phải lăng tẩm, nơi đây được dùng để thờ phụng vua và hoàng hậu của đời thứ nhất. Nhìn sang phía bên trái, một tấm bia với kích thước hoành tráng có khắc ghi những lời vua Minh Mạng từng viết ra một cách trang trọng.

  • Đặc biệt xung quanh khu vực lăng tẩm chính còn có rất nhiều lăng phụ cận. Tất cả những chi tiết này kết hợp cùng nhau tạo thành một quần thể vừa trang nghiêm, kì bí lại vừa cuốn hút, hữu tình.

Bên trái vua Gia Long, bên phải của Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu

  • Thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, lăng Gia Long nằm dọc bên bờ sông Hương, thế nên, dù có thể đến bằng đường bộ, nhiều du khách vẫn chọn ghé thăm lăng bằng con đường thuỷ. Du khách thường thăm lăng bằng cách chèo thuyền tới bến đò Kim Ngọc, vừa được thả hồn vào sông Hương lại vừa được đắm chìm vào sự uy nghi của khu lăng tẩm.

  • Lăng Gia Long đón khách mỗi ngày, đóng cửa khi nắng tắt. Thế nhưng, theo những người dân nơi đây, du khách nên đến thăm lăng vào buổi chiều. Khi hoàng hôn xuống, nét đẹp của thiên nhiên sẽ phủ lên cảnh vật nơi đây một vẻ quyến rũ, bí ẩn khó tả.

  • Giá vé tại đây rất rẻ, chỉ 40.000 đồng/ lượt khách. Vậy nên, nếu đã đến vùng đất cố đô và dự định thăm thú kiến trúc lăng tẩm Huế, bạn đừng quên ghé thăm lăng Gia Long nhé.

2. Ghé thăm Lăng tẩm triều Nguyễn - Lăng Khải Định

  • Lăng Khải Địnhtoạ lạc tại núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, gây ấn tượng với thời gian xây dựng kéo dài lên đến 11 năm. Đây là lăng tẩm Huế của vị vua triều Nguyễn thứ 12. Tuy lăng Khải Định không hoành tráng về kích thước nhưng lại khiến người đời sau ngưỡng mộ bởi sự tinh tế và sắc sảo của công trình. Ở lăng Khải Định, người ta nhận ra sự giao thoa hài hoà giữa vẻ cổ điển phương Đông và nét hiện đại phương Tây.

Một góc nhìn lăng Khải Định

  • Lăng được xây dựng theo dạng hình khối chữ nhật. Với 127 bậc thang, lăng được nâng lên vị trí uy nghiêm, trang trọng. Hai trụ cổng hình tháp mang màu sắc kiến trúc Ấn Độ. Các trụ biểu xung quanh mang đặc trưng Phật giáo phương Đông. Dãy rào chắn bao bọc phía ngoài lại có hình dáng của những cây thánh giá. Các vòm cửa hình vòng cung thì chứa đựng đặc trưng của mỹ thuật Roman. Tất cả những đặc điểm này đã giúp lăng Khải Định trở thành biểu tượng độc đáo bậc nhất trong bản đồ các lăng tẩm ở Huế. Đáng chú ý cung Thiên Định nằm ở vị trí trung tâm lăng, chứa nội thất quý giá, nổi bật với bức tranh “Cửu Long ẩn vân” rất hoành tráng vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Lăng Khải Định - một trong những đỉnh cao kiến trúc lăng tẩm Huế

  • Lăng Khải Định mở cửa từ 7h00 đến 17h30 hàng ngày. Khi đến thăm lăng, du khách luôn lựa chọn đường bộ. Con đường dẫn tới lăng tẩm này nhiều cây xanh bóng mát, không khí thanh tao trong lành, giúp lòng người nhẹ nhàng thanh thản. Khi đến gần, lăng Khải Định hiện ra tĩnh mịch uy nghiêm. Tất cả hòa quyện cùng nhau tạo thành bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ.

3. Khám phá lăng vua ở Huế uy nghiêm - Lăng Minh Mạng

  • Khi nhắc đến lăng tẩm Huế thơ mộng nhưng uy nghiêm, người ta thường nghĩ ngay đếnlăng Minh Mạng. Lăng được xây dựng trên ngọn núi Cẩm Khê, là nơi giao thoa của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch sông Hương. Dù chỉ được xây dựng trong vòng 3 năm, thế nhưng, lăng Minh Mạng vẫn được biết đến là một trong những lăng tẩm ở Huế đẹp nhất, công phu nhất.

Toàn cảnh lăng Minh Mạng nhìn từ trên cao

  • Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng, xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua một loạt các hạng mục công trình gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân (thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu), hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt (trăng non), cổng tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối cùng là Bửu thành (mộ vua Minh Mạng).

  • Lăng có diện tích 18 ha (nhưng diện tích cấm địa quanh lăng là 475 ha), xung quanh lăng có La thành bao bọc. Cửa chính của lăng tên là Đại Hồng môn, là cửa chỉ để rước linh cữu của vua nhập lăng. Hai bên cửa chính là hai cửa Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn.

Bia đá ghi công trạng vua Minh Mạng

  • Khi đến trung tâm kinh thành Huế, du khách chỉ cần di chuyển thêm khoảng 12km là có thể ghé vào lăng. Đường đi quen thuộc và dễ dàng nhất là bắt đầu từ quốc lộ 49 rồi đi qua cầu Tuần. Giá vé tham quan lăng từ 20.000 đến 100.000 đồng/ lượt khách (có phân biệt người lớn/ trẻ em).

  • Mỗi ngày, lăng chỉ mở cửa đến 17h00, thế nên, nếu có ý định ghé thăm nơi đây, du khách nên sắp xếp thời gian để không phải lỡ mất một bức tranh uy nghiêm rất đáng để chiêm ngưỡng.

4. Trải nghiệm kiến trúc lăng tẩm Huế ở Lăng Tự Đức

  • Một trong 7 lăng tẩm Huế thơ mộng nhất kinh thành có lẽ là lăng Tự Đức. Lăng được xây dựng tại thôn Thượng Ba, phường Xuân Thuỷ, nằm ở một thung lũng hẹp nội thành phố Huế.

  • Ngay lúc sinh thời, Tự Đức đã muốn tự xây dựng lăng mộ cho mình. Sau khi chọn được vị trí ưng ý, vua cho tiến hành thi công, đặt tên là Vạn Niên Cơ. Tuy nhiên, vì công trình đã làm nhân dân đổ biết bao xương máu, thế nên sau khi hoàn thành, Tự Đức đổi Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung (“khiêm” trong “khiêm tốn”). Đến lúc vua mất, Khiêm Cung đổi tên thành Khiêm Lăng.

Lăng Tự Đức - lăng tẩm Huế mang vẻ đẹp tôn nghiêm và kiến trúc độc đáo

  • Toàn lăng bao gồm hơn 50 công trình lớn nhỏ. Mở đầu công trình là Vụ Khiêm Môn, tiếp đến là Khiêm Cung Môn, rồi đến điện Hòa Khiêm, điện Lương Khiêm, điện Ôn Khiêm… và kết thúc là nơi đặt lăng mộ hoàng đế. Công trình gây ấn tượng bởi những con đường quanh co lát gạch Bát Tràng, những tượng đài hoành tráng trang nghiêm, và cả những hoa văn hoạ tiết chạm trổ tinh xảo.

  • Không gian xung quanh Nghiêm Lăng xanh mát, ngọt ngào và thơ mộng. Cây cối, chim muông, sông nước (lăng Tự Đức được xây dựng kế bên một hồ sen trăm đóa) hòa cùng sự trang nghiêm, uy nghi của lăng mộ tạo nên bức tranh lịch sử đẹp kì bí. Mang tâm hồn nghệ sĩ, Tự Đức xây dựng lăng mộ cho chính mình theo phong cách lãng mạn, nên thơ. Chính vì thế, ngày nay, khi đến thăm, du khách như được thả mình vào một khung cảnh nhẹ nhàng, thư thái.

Một góc nhìn lăng Tự Đức


  • Con đường quen thuộc đến Khiêm Lăng là đường bộ. Khiêm Lăng mở cửa đón khách từ sáng đến khi chiều tà, là một lăng tẩm Huế mà du khách nhất định phải đến khi ghé thăm vùng đất cố đô.

  • Ngoài việc tìm về các lăng tẩm Huế, du khách cũng nên tìm hiểu những nơi lưu trú chất lượng để có chuyến đi khám phá trọn vẹn. Trong đó Melia Vinpearl Hue tự hào là khách sạn hàng đầu tại cố đô với đầy đủ tiện nghi, chất lượng dịch vụ cao cấp đạt chuẩn 5 sao, nằm gần các khu vực vui chơi nổi tiếng ở Huế

5. Lăng tẩm kinh thành Huế đơn giản mà đẹp - Lăng Dục Đức

  • Lăng Dục Đứccó lẽ là lăng tẩm Huế giản dị và đơn sơ nhất kinh thành. Tuy nhiên, đây lại là nơi an nghỉ của đến 3 vị vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân. Lăng Dục Đức còn có tên gọi khác là An Lăng, tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, phường An Cựu, thành phố Huế.


Lăng Dục Đức

  • An Lăng chỉ có diện tích khoảng 3.500 mét vuông. Phía trước lăng có một cửa dạng vòm làm bằng gạch. Tiếp đến là sân Bái Đình, thế nhưng trong sân không đặt các tượng gạch như ở những lăng tẩm khác. Sau sân là cửa chính dẫn vào nhà trong. Trong nhà có sập thờ, án thờ. Phía cuối nhà là lăng mộ của ba vị vua. Phía trước lăng có cồn Phước Quả, phía sau lăng có núi Tam Thai bảo vệ, che chắn.

  • Từ trung tâm thành phố, du khách chỉ mất khoảng 15 phút để ghé thăm An Lăng. Con đường dễ dàng nhất để tìm đến An Lăng chính là di chuyển trên đường Nguyễn Khoa Chiêm nối dài qua Duy Tân. Giá vé cho mỗi lượt tham quan là 40.000 VND. Lăng chỉ mở cửa đến 17h00, thế nhưng du khách nên đến vào buổi sáng để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ.

6. Ngắm nhìn khung cảnh yên bình bên Lăng Thiệu Trị

  • Nếu những lăng tẩm Huế thường mang đến cảm giác uy nghi, nghiêm trang quá đỗi thì lăng Thiệu Trị lại khác. Lăng Thiệu Trị chinh phục du khách bởi nét gần gũi, quen thuộc và không gian thoáng đãng, trong lành. Nằm sát núi Thuận Đạo, thuộc làng Cư Chánh, xã Thuỷ Bằng, lăng Thiệu Trị đắm mình giữa những vườn cây trĩu quả, những cánh đồng lúa mênh mông bạt ngàn.

Lăng Thiệu Trị nhìn từ trên cao

  • Tuy chỉ được xây dựng trong thời gian chưa đầy một năm, lăng Thiệu Trị vẫn khiến người đời sau ngưỡng mộ bởi những nét kiến trúc đẹp mắt, tinh xảo, đầy tính thẩm mỹ. Người ta cho rằng, lăng Thiệu Trị chính là sự giao thoa giữa nét đẹp của lăng Gia Long và cả lăng Minh Mạng. Lúc sinh thời, vua Thiệu Trị đã nghiên cứu rất kỹ lăng của 2 vị vua đi trước để có thể xây dựng cho bản thân nơi an nghỉ hoàn hảo nhất.

  • Muốn đến lăng Thiệu Trị, du khách có thể di chuyển từ trung tâm thành phố, đi theo hướng của chùa Hồng Đức khoảng 8km thì sẽ gặp lăng Thiệu Trị. Giá vé tham quan nơi đây cũng rơi vào khoảng 40.000 đồng cho mỗi lượt khách. Và lăng cũng chỉ đón khách đến 17h00. Du khách nếu có dự định đến đây, nên sắp xếp thời gian khi mặt trời chưa lặn. Ánh nắng sẽ giúp cho khung cảnh nơi đây trở nên ấn tượng hơn.

7. Chiêm ngưỡng sự bề thế, trang nghiêm ở Lăng Đồng Khánh

  • Khi nhắc đến lăng tẩm Huế, sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua lăng Đồng Khánh bề thế, trang nghiêm. Kéo dài suốt 35 năm, trải qua đến 4 đời vua (Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định), lăng Đồng Khánh mới chính thức được hoàn thành.

  • Được xây dựng theo phong cách giao thoa Á - Âu, lại đắm mình giữa quang cảnh thiên nhiên um tùm, xanh mát, quần thể lăng tẩm Huế Đồng Khánh mang một nét đẹp không thể nhầm lẫn giữa kinh thành Huế uy nghiêm.

Vẻ bề thế, trang nghiêm khó nhầm lẫn của lăng tẩm Huế Đồng Khánh

  • Tọa lạc tại thôn Thượng Hai, phường Xuân Thuỷ, lăng Đồng Khánh bao gồm 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau, sở hữu nhiều tượng đá, nổi bật là điện Ngưng Hy với phần nội thất tinh tế, có nhiều tác phẩm sơn mài quý giá.

  • Khi dừng chân ở thôn Thượng Hai, bạn chỉ cần đi theo bảng hướng dẫn tại đây sẽ có thể dễ dàng ghé thăm lăng Đồng Khánh. Giá vé tham quan lăng cũng chỉ khoảng 40.000 đồng và lăng không mở cửa sau 18h00.


5 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page